Nhạc chuông miễn phí
Đăng kýĐăng nhậpĐăng nhạcĐiều khoản sử dụng
Mạng di động:
Nhạc chờ > Thông tin tiểu sử > Tô Châu

TÔ CHÂU

 

Nhạc chờ Tô Châu



Thông tin tiểu sử/ profile "Tô Châu"

 
Ca sĩ/ ban nhạc: Tô Châu
Tên thật/ tên khác: Tô Văn Châu
Ngày sinh/ Năm sinh/ Thành lập: 1965
Nước/ quốc gia: Việt Nam
Công ty đại diện: Ca sĩ Tự Do
Trong lịch sử sân khấu cải lương miền Nam, đã có những nhà tư sản địa chủ như các ông André Thận, Pierre Châu Văn Tú, ông Trần Đắc Nghĩa, ông Georges Cưong, Ông Châu Văn Sáu… đã bỏ ra cả sản nghiệp để đeo đuổi theo nghề cải lương, có những vị giáo chức như các ông Trương Gia Kỳ Sanh, Năm Nở, Tấn Tài, Quy Sắc, Thế Châu… bỏ trường sở để theo nghề hát cải lương.
Có nhà trí thức như các giáo sư Trịnh Thiên Tư, Châu Hồng Đào, Phạm Công Bình, Nguyễn Thành Châu … trở thành soạn giả tài danh, có những nhà thầu xây cất như Tuấn Thanh, chuyên viên kỹ thuật như Nguyễn Phương, Thiếu Linh đều đã bỏ nghề chuyên môn của mình để theo nghiệp hát cải lương chỉ vì một nỗi đam mê ánh đèn sân khấu.
Nghệ sĩ Tô Châu là một công nhân có tay nghề cao của hãng chế biến trái cây Tân Thuận cũng bỏ việc đang làm với một mức lương rất cao để đeo đuổi theo nghề hát cải lương, một nghề mà anh phải học lại từ bước khởi đầu.
Ước vọng trở thành nghệ sĩ
Nghệ sĩ Tô Châu tên thật là Tô Văn Châu, sang năm 1965 tại quận 4 Saigon. Thân phụ anh là ông Tô Nhựt, sanh năm 1918, mẹ là bà Nguyễn Thị Ngọ, sanh năm 1927. cha mẹ anh Tô Châu đều là công nhân Cảng Saigon.
Tô Châu học văn hóa ở trường Chi Lăng ( hẻm Hãng Phân, Bến Vân Đồn) quận 4. Đến năm 1980, Tô Châu học xong lớp 9, anh nghĩ học, đi học nghề và làm công nhân cho hãng chế biến trái cây Tân Thuận với một số lương khá cao. Vào những buổi nghỉ trưa, anh thường nghe băng, nghe đài chương trình cổ nhạc, anh say mê giọng ca của Thanh Tuấn qua các bài vọng cổ Dòng Sông Quê Em, Chuyến xe Tây Ninh. Anh học thuộc các bài ca đó, cố bắt chước ca theo giọng ca của Thanh Tuấn và mong muốn trở thành nghệ sĩ như thần tượng của mình.
Do ước vọng trở thành nghệ sĩ, Tô Châu đã hai lần dự thi tuyển vào trường nghệ thuật sân khấu 2 nhưng cả hai lần anh đều thi rớt. Anh lại cố tự luyện giọng ca, cố bắt chước cách ca, cách luyến láy của nghệ sĩ Thanh Tuấn và anh dự cuộc thi tuyển vào đoàn hát Thanh Nga. Anh cũng không được chọn vì tuy anh có giọng tốt nhưng ca không đúng bài bản. Nghệ sĩ Trọng Thanh khuyên anh nên theo các lò cổ nhạc, học ca cho trúng bài bản rồi hảy đi thi lại.
Tô Châu học cổ nhạc với thầy Út Trọng, sau đó thi đậu và được học khoá đào tạo diễn viên( khoá 2 ) của nhà hát Trần Hữu Trang. Sau ba năm trui rèn với các thầy Phùng Há, Kim Cúc, Hoàng Ba, Ngô Thị Hồng, Út Trong, Tấn Đạt, Mai Thanh Dung, Tô Châu thi tốt nghiệp ra trường qua vở Sống Trong Tình Thương và đã tốt nghiệp hạng ưu. Khóa học đó có 45 học viên, thi ra trường đậu tốt nghiệp được 22 người và hiện thời chỉ còn 10 người là đeo đuổi theo nghề hát, trong đó có nghệ sĩ Tô Châu.
Quá trình theo đuổi nghề hát
Năm 1987, Tô Châu hát ở đoàn Trần Hữu Trang 3 với các diễn viên cùng học chung khóa như Kim Tử Long, Quang Châu, Đức Long, Thoại Mỹ, Thùy Trang, Hồng Hoa, Hải Phương, Ngọc Sơn, Mỹ Lệ, Hồng Đào, Lan Anh, Băng Tâm Hữu Đức, Nhật Thanh…
Nghệ sĩ Tô Châu đã hát qua các tuồng Y Ban và Nàng Tiên, Người Đẹp Bến Tiền Châu, Nửa đời Hương Phấn và tuồng Giả Từ Tội Ác.
Năm 1989 Tô Châu về đoàn Trần Hữu Trang 2, hát với thành phần diễn viên: Vũ Linh, Thanh Thanh Tâm, Thanh Hằng, Minh Châu, Nguyệt HỒng, Khánh Tuấn, Linh Trung, Lê Thiện, Hải Minh, Duy Phưóc…au đó Tô Châu hát cho Câu Lạc Bộ Cải lưong Năm Châu, hát qua hai tuồng Men Rượu Hương Tình và Rừng Khóc.
Năm 1990, nghệ sĩ Tô Châu được đoàn hát Thanh Nga mời cộng tác với thành phần diễn viên của đoàn, gồm có Vương Cảnh, Vương Linh, Cẩm Tiên, Đức Tài, Linh Vương, Lê Giang, Diệu Huê, Hoài Trúc Phương, Ngọc Hà, Bảo Ngọc, Chí Thanh, Lê Minh, hề Quẹo. Nghệ sĩ Tô Châu đã hát qua các tuồng Điểm Hẹn Tình Yêu, Dòng Sông Dĩ Vãng, Duyên Chị Tình Em.
Năm 1990, Nghệ sĩ Tô Châu đoạt huy chương vàng Hội Diễn sân khấu cải lương toàn quốc tổ chức tại Cần Thơ với vai Mạc Đỉnh Chi trong tuồng Dòng Sông Dĩ Vãng.
Năm 1991, đoàn hát Thanh Nga lưu diễn miền Trung, rã gánh tại điểm Cam Đức ( Cam Ranh). Khi đoàn hát Thanh Nga được thành lập lại thì nghệ sĩ Tô Châu được đề bạt làm Phó đoàn, phụ trách nghệ thuật. Thành phần mới của đoàn hát Thanh Nga gồm có các nghệ sĩ Tô Châu, Linh Phụng, Giang Cảnh, Thanh Hậu,Chí Tâm, Diểm Thu, Hồng Anh, Linh Thúy, Linh Hương, Lý Thanh, Ngọc Hà, Quế Phương.
Đây là thành phần diễn viên trẻ đẹp, ca hay nên hát rất ăn khách suốt một thời gian dài. Tuy nhiên trưởng đoàn thường vắng mặt, đoàn không có tuồng mới nên sức thu hút khan giả giảm sút một cách đáng kể. Đến năm 1993, Tô Châu rời đoàn hát Thanh Nga tại điểm diễn Sông Bé.
Danh hài Vũ Đức. Hình của Soạn giả Nguyễn Phương Học nghề hát từ năm 1984 đến năm 1994, mười năm trên các sân khấu mà Tô Châu đã cộng tác, anh từ vai diễn bình thường tiến lên thành diễn viên chánh, rồi làm phó trưởng đòan phụ trách nghệ thuật cho đoàn hát là một sự tiến bộ vượt bực, phải có sự đam mê kiên trì thì mới có được cái thành tựu nghệ thuật như vậy.
Khi rời đoàn hát Sông Bé, Tô Châu được đoàn hát Hải Đăng – Vũng Tàu mời công tác. Anh đã hát với các nghệ sĩ Vương Cảnh Phụng, Chiêu Tuấn, Linh Trúc, hề Hiếu Thanh, Quang Minh, Diệp Lâm, Hạnh Dung, Kiều Oanh, Lý Thanh, Ngọc Dung, Thanh Kim Cúc…Anh đã hát qua các vở tuồng Sơn Nữ Phà Ca, Nước mắt chàng gù, Bóng Ma Trong Nghĩa Địa, Sông Dài, Sóng Gió Cuộc Đời…
Sau đó, Tô Châu được đoàn Trần Hữu Trang 2 mời cộng tác. Tô Châu đã đứng chung sân khấu với Khánh Linh, Thanh Ngân, Ngân Huệ, Tuấn An, Thùy Trang, Hương Chung Thủy, Dạ Lan, Châu Phụng, hề Thanh Đông, Tấn Đáng. Tô Châu hát qua hai vở Để Lại Tình Sầu trong vai Hoàng Kiếm Phi và tuồng Của Trời Cho , vai Thái.
Năm 1994, tình hình sân khấu sa sút, một số rạp cải lương được cho các cơ sở kinh doanh khác như trình diễn thời trang, tổ chức Đại Nhạc Hội, vũ trường mướn nên Tô Châu muốn thử khả năng ca tân nhạc của mình, anh đi ca tân nhạc trong chương trình tổng hợp của Duy Phương, đi diễn nhiều tỉnh miền Trung và Hậu Giang.
Gần cuối năm, Tô Châu trtở về hát cải lương đoàn Sông Bé Bầu quới, hát chung sân khấu với các diễn viên Kim Tử Long, Ngọc Huyền, Thoại Mỹ, Trọng Nghĩa, Ngọc Đáng, Trinh Trinh, Trường Sơn, Thanh Loan, Chí Bảo, Hoài Đức, hề Tuấn Hải. Dịp nầy Tô Châu được nghệ sĩ Trường Sơn và Ngọc Đáng dạy them về nghệ thuật hát tuồng cổ. Anh đã hát thành công qua các vở cải lương tuồng cổ: Nhứt Gia Sanh Tam Kiệt, Bao Công Xử Án Trần Thế Mỹ, Song Kiếm Uyên Ương, Thái Bình Công Chúa…
Đến năm 1995, đoàn Sông Bé giải tán, đoàn hát Hương Mùa Thu mời Tô Châu về cộng tác trong vở tuồng dự Hội Diễn Sân Khấu chuyên nghiệp toàn quốc. Tô Châu đoạt được huy chương bạc qua tuồng Dưới Đáy Dòng Sông, hát với các nghệ sĩ Ngọc Hương, Phượng Nhung, Thanh Ngân, Hoàng Tuấn, Bảo Giang. Cuối năm 1995, Tô Châu về hát với đoàn Dạ Lý Hương Tuổi Trẻ.
Năm 1996, Tô Châu về hát với đoàn cải lương Saigon 1 của nhóm nghệ sĩ do Thanh Điền tổ chức, diễn chung với các nghệ sĩ Hoài Thanh, Đổ Quyên, Kim Chi, Thiên Nga, Trường Xuân, Thanh Điền, Thanh Ngân, Trần Kim Lợi, Kiều Oanh. Đoàn sẽ diễn trên sân khấu nhỏ ở Liên Hiệp Công Đoàn Thành Phố.
Thưa quí thính giả, thông qua sự thay đổi liên tục sân khấu của nghệ sĩ Tô Châu, người ta được biết hoạt động của nghệ sĩ bị hạn chế vì mất sàn diễn, rạp hát cải lương được chánh quyền cho các hoạt động khác mướn, thu lợi nhiều hơn nên gánh hát đua nhau tan rã. Các nghệ sĩ tập hợp từng nhóm để hát ở những tụ điểm ca nhạc, tấu hài, ở sân khấu của Liên Hiệp Công Đoàn hoặc hát trên Tivi, thu băng video để tiếp tục hành nghề và giải quyết cuộc sống.
Nhiều nghệ sĩ phải đi ca tân cổ nhạc ở các quán ca nhạc. Theo nghệ sĩ Tô Châu cho biết thì các nghệ sĩ đi ca ở các quán ca nhạc có: Thanh Tú – Trang Bích Liểu, Hoài Thanh - Đổ Quyên, Minh Trung - Kiều Minh Trang, Phương Hùng - Bảo Ly, Tô Châu, Lệ Trinh, Thiên Nga, Ngọc Cẩm Thúy, Tố Lan, Phượng Thi, Diệu Hiền, Diệu Thanh, Phương Loan, Thùy Linh, Yến Nhung, Minh Cảnh, Thanh Tuấn, Tấn Tài…và còn rất nhiều, kể không xiết.
Tô Châu cho biết là bất đắc dĩ, vì kiếm sống, nghệ sĩ phải đi hát như vậy. Hát cải lương mà không có rạp hát để hát thì đó cũng là một cái cớ để khán giả xa rời nghệ thuật cải lương. Cuộc vui chơi giải trí nào cũng do theo thói quen. Khán giả mất cái thói quen đến rạp xem hát, nghệ thuật hát cải lương mất khan giả là một điều dễ hiểu.

Các ca sĩ liên quan:


 
 

Ghi chú về thông tin tiểu sử Tô Châu

Thông tin tiểu sử/ profile và ảnh của ca sĩ Tô Châu được cập nhật liên tục tại tainhaccho.net.
Nếu bạn thấy thông tin tiểu sử hoặc ảnh ca sĩ Tô Châu không chính xác hoặc thiếu, bạn có thể đóng góp bổ sung, gửi lời bình hoặc liên hệ với ban quản trị website.
Để xem danh sách nhạc chờ theo ca sĩ Tô Châu và theo mạng diện thoại của bạn từ danh mục bên trái. Chú ý: danh sách chỉ bao gồm nhạc chờ của riêng ca sĩ Tô Châu, nếu bạn muốn tìm nhạc chờ của ca sĩ Tô Châu hát cùng với các ca sĩ khác, vui lòng sử dụng công cụ tìm kiếm phía trên và nhập vào tên ca sĩ ("Tô Châu")
Bạn có thể tìm kiếm trang này bằng các từ khóa sau:
Tiểu sử Tô Châu, thông tin tiểu sử Tô Châu, profile Tô Châu, lý lịch Tô Châu, ảnh Tô Châu, lí lịch Tô Châu
Tiểu sử ca sĩ Tô Châu, thông tin tiểu sử ban nhạc Tô Châu, profile band Tô Châu, lý lịch ca sĩ Tô Châu, ảnh ban nhạc Tô Châu, lí lịch ca sĩ Tô Châu
Tieu su To Chau, thong tin tieu su To Chau, profile To Chau, ly lich To Chau, anh To Chau, li lich To Chau
Tieu su ca si To Chau, thong tin tieu su ban nhac To Chau, profile band To Chau, ly lich ca si To Chau, anh ban nhac To Chau, li lich ca si To Chau


Nhạc chờ Viettel hot nhất tháng
   
Alo người yêu tớ đang ngủ    
 
Thuê bao quý khách vừa gọi tạm thời...    
 
Alô tôi nghe bê lô tôi nghe    
 
Vì mẹ anh bắt chia tay    
 
Alo người yêu em đang ngủ    
 
Hành khúc Sacombank    
 
Đi khắp thế gian không ai tốt bằng mẹ    
 
Sau lần hẹn cuối    
 
Em là của anh    
 
Hút thuốc lào nâng cao sĩ diện    
 
Alo 113 xin nghe    
 
Xổ số kiến thiết Miền Bắc    
 
a di đà phật    
Xem tiếp