Nhạc chuông miễn phí
Đăng kýĐăng nhậpĐăng nhạcĐiều khoản sử dụng
Mạng di động:
Nhạc chờ > Thông tin tiểu sử > Giáng Son

GIÁNG SON

 

Nhạc chờ Giáng Son



Thông tin tiểu sử/ profile "Giáng Son"

 
Ca sĩ/ ban nhạc: Giáng Son
Tên thật/ tên khác: Giáng Son
Ngày sinh/ Năm sinh/ Thành lập: 1973
Nước/ quốc gia: Việt Nam
Công ty đại diện: Ca sĩ Tự Do
Sinh ra trong gia đình có truyền thống biểu diễn và
nghiên cứu chèo, nhưng từ nhỏ Giáng Son đã được hướng theo âm nhạc Tây
Phương. Giờ đây, chính những giai điệu mang âm hưởng dân tộc của Giấc
mơ trưa, Chút nắng vàng bay... đã mang lại tên tuổi cho cô kể từ Bài
hát Việt 2005 với giải Nhạc sĩ ấn tượng. Đa dạng trong phong cách sáng
tác, điều đó được chứng minh qua album đầu tay Giáng Son với ca khúc
mang âm hưởng dân gian, cổ điển, jazz - blues, jazz - rock và
eletronica.
Khi Giáng Son tham gia lập nhóm Năm giòng kẻ, mặc dù bố mẹ chị chỉ muốn
con gái trở thành cô giáo nhưng không ngăn cản. Khi chị quyết định tách
ra khỏi nhóm, bố mẹ chị cũng không truy hỏi lý do và luôn bên cạnh động
viên. Đều là những người trong nghề và sẵn sàng ủng hộ con gái, nhưng có lẽ
cha mẹ Giáng Son không nghĩ rằng, chị có thể theo đuổi nhóm nhạc lâu
như thế.
Chị nhớ, “Ban đầu, bọn mình lập ban nhạc gồm toàn nữ, chủ yếu biểu diễn
phục vụ sàn nhảy. Ban nhạc mang tên Độc đáo, gồm có bốn thành viên: 2
oóc, 1 guitar bass với những Giáng Son, Lan Hương, Hồng Ngọc, Linh Nga,
Thanh Hà (sau này Thanh Hà ra thì Lưu Thiên Hương vào thay thế).
Năm 1998, khi có Liên hoan các ban nhạc sinh viên toàn quốc, bọn mình
đã đăng ký tham gia. Nhưng vì muốn có thêm một giọng ca nữa góp mặt,
bọn mình đã mời thêm Lan Hương. Lúc này ban nhạc đã có năm thành viên.
Trong Liên hoan đó, với vai trò là một Nhạc sĩ sáng tác, mình đã được
giải “Tác giả trẻ suất sắc nhất” và ban nhạc đoạt giải 3 đồng đội.
Sau khi đoạt giải một thời gian, vì điều kiện kinh tế ban nhạc của bọn
mình đã không thể duy trì mà chuyển hướng sang lập nhóm nhạc, như thế
cho đơn giản và không phải đầu tư về nhạc cụ”.
Nhóm nhạc của chị lấy tên là Du ca. Sau đó, Du ca nhận sự đỡ đầu của
nhạc sĩ Ngọc Đại và ông nói phải đổi tên nhóm. Lý do: Du ca trùng tên
với nhóm Du ca đồng nội của nhạc sĩ Trần Tiến. Hơn nữa, chất nhạc của
nhóm khi đó mang chất trữ tình nhạc trẻ hơn là chất du ca.
Nhạc sĩ Nguyễn Trọng Tạo là người được mời đặt lại tên cho nhóm và Năm
dòng kẻ ra đời với ý nghĩa là “một khuôn nhạc”. Rất vô tình, hình ảnh
của nhóm luôn là năm cô gái, dù phải trải qua rất nhiều thay đổi, người
đi kẻ ở nhưng nó mãi gắn với nhóm nhạc như một định mệnh.
Chính vì thế, mặc nhiên ai cũng nghĩ Năm dòng kẻ là tương ứng với năm
thành viên chứ không ai biết ý nghĩa đích thực tên của nhóm là gì. Bởi
vậy, nhóm đã gặp rất nhiều rắc rối khi đi diễn, nhất là vào hôm nào đó,
chẳng may có một thành viên có việc đột xuất nghỉ diễn. Thậm chí, nếu
có một thành viên tách khỏi nhóm thì những thành viên còn lại phải chờ
kết nạp đủ con số năm mới có thể tiếp tục xuất hiện trước công chúng.
Đã không ít lần, hai thành viên kỳ cựu của nhóm là Giáng Son và Lan
Hương muốn bỏ ngang vì mệt mỏi. Mỗi lần thay đổi thành viên, họ lại
phải tập lại bài, may lại quần áo, tập lại các vũ điệu… Thời điểm đó ở
Hà Nội cũng không có nhiều điểm diễn, nên đôi khi thấy nhóm cứ ỳ ra.
Nhưng có lẽ bởi là cái nghiệp và niềm đam mê, mà họ đã duy trì nhóm tới
bây giờ…
Không phải là những cô gái bảo thủ, nhưng mọi thành viên của Năm dòng
kẻ những năm 2002 chẳng bao giờ có ý định rời Hà Nội, tới một nơi khác
lập nghiệp. Nhưng vô tình, ý kiến của một người bạn đã tác động đến suy
nghĩ của các cô gái của nhóm nhạc này.
Ban đầu nhóm chỉ có dự định vào làm đĩa để làm kỷ niêm, sau đó “giải
tán” nhóm. Số tiền “bỏ lợn” của nhóm đã chia ra từng khoản: tiền làm
đĩa, thuê nhà, chi tiêu… dự định dùng trong một tháng, nhưng vào đó…
chưa kịp làm gì đã hết tiền.
Nhạc sĩ Tuấn Khanh là người đầu tiên giúp đỡ nhóm trong những ngày đầu
khó khăn, bỡ ngỡ ở Sài Gòn. Anh giới thiệu nhóm tới một số địa điểm,
trong đó có Tiếng tơ đồng. Nhưng khi tới đây, nhóm đã bị chê là… trang
phục quá tồi. Thế là một lần nữa, Năm dòng kẻ phải thay đổi toàn bộ, cả
trang phục và phong cách biểu diễn. Bên cạnh những bài của nhóm, Năm
dòng kẻ còn phải hát thêm những bài hát mới, hợp với phong cách chính
của nhóm là pop trữ tình…
Khi nhóm đã nhận được sự phản hồi tốt từ phía khán giả thì cũng là lúc
mà Giáng Son phải đối diện với những khó khăn của chính bản thân. Chị
không thể bỏ trường để chuyên tâm đi biểu diễn, bởi sự nghiệp chính của
chị là sáng tác.
Giai đoạn đầu, để giữ hình ảnh của nhóm, Giáng Son luôn có mặt trong
những show diễn lớn. Nhưng rồi, chị không thể cố gắng được bởi chị
không đủ kinh phí để chi trả cho những chuyến đi đi lại lại giữa hai
miền. Hơn nữa, khi ở Hà Nội, Giáng Son không thể tham gia bàn bạc, tập
bài thường xuyên được với nhóm, vì thế, chị nghĩ, đến lúc phải chia tay…
Nghiệp cầm ca phải thức khuya nên dậy muộn, rồi liên tiếp vòng quay
những lịch tập, lịch diễn khiến Giáng Son không còn khoảng thời gian
tĩnh lặng để viết. Dẫu vậy, chị vẫn nhớ những ngày tháng rong ruổi cùng
Năm dòng kẻ và không hề nuối tiếc khoảng thời gian đã có.
Nếu Mưa là ca khúc đầu tiên đánh dấu bước đường sáng tác của Giáng Son
thì Giấc mơ trưa là bài hát đầu tiên được dựng sau khi chị tách nhóm.
Ca sĩ Khánh Linh đã thể hiện thành công ca khúc này trong Bài hát Việt
tháng 8/ 2005 (Giải của Hội đồng thẩm định).
Hiện Giáng Son đang tập trung để hoàn thành CD mới, gồm những bài hát
của chị. Trong đó có chùm năm bài mới do Nguyễn Vĩnh Tiến soạn lời mà
chị rất yêu thích, được sáng tác theo phong cách jazz, blu, sing như:
Trôi trong gương, Giấc mơ trưa, Bóng tối jazz, Nếp ngày, Chút nắng vàng
bay…(trong đó có Giấc mơ trưa và Chút nắng vàng bay đã công bố).
Bên cạnh đó còn có những bài mới khác như Phố khuya và bài Khát (bài
này được phổ thơ Nguyễn Trọng Tạo và Vi Thùy Linh từ những năm 1999
nhưng bây giờ mới đưa ra). CD sẽ có sự góp mặt của những giọng ca Mỹ
Lệ, Tùng Dương, Khánh Linh và Nguyên Thảo – một giọng ca trẻ, đang được
chú ý tại TP Hồ Chí Minh.
Công việc và những dự án mới luôn cuốn chị đi, nhưng mơ ước về một mái
ấm của riêng mình vẫn luôn được ấp ủ như một ngọn lửa nồng giấu trong
tim. Ngọn lửa đó giúp chị có nhiều cảm xúc hơn trong sáng tác. Hy vọng
“cơn gió lành” sẽ nhanh xuất hiện và thổi bùng lên những tình khúc yêu
đương trong seri tác phẩm mới của nhạc sĩ Giáng Son trong thời gian tới…

Các ca sĩ liên quan:


 
 

Ghi chú về thông tin tiểu sử Giáng Son

Thông tin tiểu sử/ profile và ảnh của ca sĩ Giáng Son được cập nhật liên tục tại tainhaccho.net.
Nếu bạn thấy thông tin tiểu sử hoặc ảnh ca sĩ Giáng Son không chính xác hoặc thiếu, bạn có thể đóng góp bổ sung, gửi lời bình hoặc liên hệ với ban quản trị website.
Để xem danh sách nhạc chờ theo ca sĩ Giáng Son và theo mạng diện thoại của bạn từ danh mục bên trái. Chú ý: danh sách chỉ bao gồm nhạc chờ của riêng ca sĩ Giáng Son, nếu bạn muốn tìm nhạc chờ của ca sĩ Giáng Son hát cùng với các ca sĩ khác, vui lòng sử dụng công cụ tìm kiếm phía trên và nhập vào tên ca sĩ ("Giáng Son")
Bạn có thể tìm kiếm trang này bằng các từ khóa sau:
Tiểu sử Giáng Son, thông tin tiểu sử Giáng Son, profile Giáng Son, lý lịch Giáng Son, ảnh Giáng Son, lí lịch Giáng Son
Tiểu sử ca sĩ Giáng Son, thông tin tiểu sử ban nhạc Giáng Son, profile band Giáng Son, lý lịch ca sĩ Giáng Son, ảnh ban nhạc Giáng Son, lí lịch ca sĩ Giáng Son
Tieu su Giang Son, thong tin tieu su Giang Son, profile Giang Son, ly lich Giang Son, anh Giang Son, li lich Giang Son
Tieu su ca si Giang Son, thong tin tieu su ban nhac Giang Son, profile band Giang Son, ly lich ca si Giang Son, anh ban nhac Giang Son, li lich ca si Giang Son


Nhạc chờ Viettel hot nhất tháng
   
Alo người yêu tớ đang ngủ    
 
Alô tôi nghe bê lô tôi nghe    
 
Alo người yêu em đang ngủ    
 
Thuê bao quý khách vừa gọi tạm thời...    
 
Yêu bằng mắt remix    
 
Vì mẹ anh bắt chia tay    
 
Alo 113 xin nghe    
 
Ải hồng nhan    
 
Có em là điều tuyệt với nhất    
 
Đi khắp thế gian không ai tốt bằng mẹ    
 
Tái sinh    
 
Ngày Tết Quê Em    
 
Trú mưa    
Xem tiếp